4 cực Việt Nam nằm ở đâu?

  • 7,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 7
  • Tình trạng: Còn hàng

Đặt chân đến 4 cực Việt Nam luôn là niềm mơ ước và khơi dậy tinh thần chinh phục của những đôi chân đam mê ” xê dịch”. Cực Bắc Lũng Cú, cực Tây A Pa Chải, cực Đông Mũi Đôi, cực Nam Mũi Đất – 4 cột mốc thiêng liêng của đất nước mà bất cứ ai cũng muốn một lần được in dấu chân trong hành trình khám phá nước Việt.

Cực Nam của Việt Nam – “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”

Tọa độ điểm cực Nam: 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.

Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 cực của Việt Namđó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau), mang một nét đẹp phóng khoáng bao la. Vùng đất được ví như “cây biết đi, rừng biết bước”, khi mà mỗi năm nhờ lượng phù sa của dòng sông Mekong bồi đắp mà lãnh thổ Việt Nam từ đó được mở rộng hơn mỗi năm. “Mắm theo trước, đước theo sau” – 2 loài cây chủ yếu của vùng đất này, cây mắm đi trước, cây đước bồi đắp theo sau để rồi từ đó dần dần vươn ra biển lớn.

Cực Nam của Việt Nam

Cực Bắc – non sông gấm vóc của đất nước:

Tọa độ điểm cực Bắc: Vĩ độ: 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.

Nơi địa đầu của Tổ quốc đó chính là cực Bắc nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang nhưng cực Bắc chính xác về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, đó chính là trung tuyến của dòng sông Nho Quế (ranh giới Việt Nam – Trung Quốc) một nơi hiểm trở khó đi lại. Cho nên từ lâu lá cờ quốc kỳ rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em luôn tung bay trên đỉnh Lũng Cú. Được tận mắt chứng kiến “ non sông gấm vóc” mà đó giờ chỉ được biết qua những trang sách, là khoảnh khắc thiêng liêng và hạnh phúc cho những ai đặt chân đến vùng đất này.

Đỉnh Lũng Cú ( Hà Giang) – Cực Bắc của Việt Nam. Ảnh: Dân trí

Cực Tây – chiêm ngưỡng sự hùng vĩ thiên nhiên 3 nước:

Tọa độ điểm cực Tây: 22°25’49” vĩ độ Bắc và 102°11’3″ kinh độ Đông

Nơi được mệnh danh “ một con gà gáy ba nước cùng nghe” đó chính là cực Tây – đỉnh A Pa Chải ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), mốc giao điểm biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nằm ở độ cao 1864 mét so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc khác sinh sống. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Cực Tây đó là nét đẹp hùng vĩ, sừng sững của sự hòa làm một mênh mông núi rừng 3 nước.

Đỉnh A Pa Chải ( Điện Biên) – cực Tây của Việt Nam. Ảnh: BÁO MỚI

Cực Đông – hừng đông của Tổ quốc:

Tọa độ điểm cực Đông: 12°39’21” vĩ độ Bắc và 109°27’39” kinh độ Đông.
Mặt trời mọc phía đông, vậy phía đông của hừng đông Tổ quốc nằm ở đâu? Trong 4 cực của Việt Nam thì nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S đó chính là Mũi Đôi – Cực Đông (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Chinh phục Cực Đông là một hành trình trekking không dễ dàng khi băng qua đủ địa hình đồi cát, rừng núi,… Cột mốc Cực Đông được đặt trên một khối đá to lớn mà bất cứ muốn chinh phục sẽ phải leo lên bằng thang dây. Món quà cho bất cứ ai chinh phục nơi đây là được ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên ló dạng trên dải đất này.

Khi nhắc đến “4 cực, 1 đỉnh, 1 ngã ba” là nhắc đến một sự tự hào của đất Việt; nhắc đến những nét đẹp khác biệt mang những ý nghĩa thiêng liêng khác nhau.

Bạn đã chinh phục được cực nào ở Việt Nam chưa? Hãy chia sẻ với Bi nhé!