Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống.
- Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quân thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển.
Học thuyết tế bào cho thấy, mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.Như vậy, đối với các cơ thể sinh vật đơn bào thì nghiên cứu sự sống ở cấp tế bào cũng có nghĩa là nghiên cứu sự sống ở cấp cơ thể.
Đối với các cơ thể đa bào, nếu muốn biết chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống ra sao, chúng ta không những phải tìm hiểu ở cấp tổ chức tế bào và dưới tế bào như đối với các sinh vật đơn bào mà còn phải tìm hiểu các cấp tổ chức trung gian như mò, cơ quan, hệ cơ quan. Như vậy, có thể nói thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm : tế bào, cơ thể. quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Loigiaihay.com
Bình luận
Chia sẻ
- Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 6 SGK Sinh học 10.
- Quan sát hình 1 và giải thích các khái niệm cơ bản: Mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 6 SGK Sinh học 10.
- Bài 1 trang 9 SGK Sinh học 10
Giải bài 1 trang 9 SGK Sinh học 10. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức cơ bản.
- Bài 2 trang 9 SGK Sinh học 10
Giải bài 2 trang 9 SGK Sinh học 10. Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì? Nêu một số ví dụ.
- Bài 3 trang 9 SGK Sinh học 10
Giải bài 3 trang 9 SGK Sinh học 10. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay