Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần - Dòng điện xoay chiều

  • 4,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 4
  • Tình trạng: Còn hàng

Dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dòng điện xoay chiều. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần 

A. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

B. cùng tần số với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

C. luôn lệch pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D. cùng tần số và cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần cùng tần số và cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

Đáp án D

Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều chính là dòng điện có chiều, cường độ biến đổi theo thời gian và những thay đổi đó thường lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện này thường được tạo ra từ các thiết bị phát điện xoay chiều. Bên cạnh đó, dòng điện này cũng được biến đổi từ nguồn điện 1 chiều.

Nguồn xoay chiều còn được gọi là AC – viết tắt của Alternating Current. Chính vì thế, dòng điện này còn được gọi là dòng điện AC. Ký hiệu của dòng điện xoay chiều thường là dấu “~”

Công suất dòng điện xoay chiều và cách tính

Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc 3 đại lượng: cường độ của dòng điện, điện áp và độ lệch pha của cường độ so với điện áp.

Công suất dòng điện xoay chiều được tính như sau:

P = U.I.cosα

Trong đó:

P: biểu hiện cho công suất của dòng điện xoay chiều (W)

U: là điện áp (V)

I: là cường độ dòng điện (A)

α: chính là độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện?

A. Điện áp giữa hai bản tụ trễ pha \frac\pi2\(\frac\pi2\)so với cường độ dòng điện qua mạch.

B. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không.

C. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không.

D. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 3. Công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức:

A. P = UIsinφ

B. P = UIcosφ

C. P = UI

D. P = uicosφ

-----------------------------------

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.