Nội dung chính
Hướng dẫn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem ngắn gọn lớp 4?
Câu chuyện Cô Bé Lọ Lem có nguồn gốc từ nhiều nền văn hóa khác nhau và đã tồn tại từ rất lâu đời. Câu chuyện được truyền miệng và có nhiều biến thể khác nhau. Tham khảo văn mẫu kể lại câu chuyện cô bé lọ lem ngắn gọn dưới đây:
Kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem ngắn gọn
Ngày xưa, có một cô bé sống với dì ghẻ và hai chị kế độc ác. Họ bắt cô làm hết mọi việc nhà, khiếm mặt mũi của cô bé lấm lem tro bụi nên dì ghẻ và hai chị kế gọi cô là lọ lem. Một ngày nọ, hoàng tử tổ chức một buổi dạ hội và mời tất cả các cô gái trong vương quốc. Mẹ kế và hai chị kế của Lọ Lem háo hức chuẩn bị váy áo lộng lẫy để đi dự tiệc, còn Lọ Lem thì bị cấm không được đi.
Khi mẹ kế và hai chị kế đã đi dự tiệc, Lọ Lem ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên, một bà tiên hiện ra và dùng phép thuật biến quả bí ngô thành xe ngựa, chuột thành ngựa trắng, và thằn lằn thành người đánh xe. Bà tiên còn biến bộ quần áo rách rưới của Lọ Lem thành chiếc váy dạ hội tuyệt đẹp và tặng cô đôi giày thủy tinh lấp lánh. Bà tiên dặn Lọ Lem phải trở về trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm.
Tại buổi dạ hội, hoàng tử bị cuốn hút bởi vẻ đẹp và sự duyên dáng của Lọ Lem. Họ khiêu vũ cùng nhau suốt buổi tối. Khi đồng hồ bắt đầu điểm 12 giờ, Lọ Lem vội vàng chạy ra khỏi cung điện, để lại một chiếc giày thủy tinh trên cầu thang.
Hoàng tử quyết định tìm kiếm cô gái đã để lại chiếc giày. Ngài đi khắp vương quốc, thử giày cho tất cả các cô gái. Khi đến nhà của Lọ Lem, hai chị kế cố gắng thử giày nhưng không vừa. Cuối cùng, Lọ Lem bước ra và thử chiếc giày. Chiếc giày vừa khít với chân cô.
Hoàng tử nhận ra Lọ Lem chính là cô gái trong buổi dạ hội và quyết định cưới cô làm vợ. Họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Còn mẹ kế và hai chị kế thì phải sống trong sự hối hận vì đã đối xử tệ bạc với Lọ Lem.
Vậy là câu chuyện của Cô bé Lọ Lem kết thúc có hậu, và cô bé đã tìm được hạnh phúc của mình.
Lưu ý: Nội dung kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem ngắn gọn lớp 4 chỉ mang tính chất tham khảo!
Kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem ngắn gọn lớp 4? Các phương pháp đánh giá học sinh lớp 4? (Hình từ Internet)
Các phương pháp đánh giá học sinh lớp 4?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh lớp 4 gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Hồ sơ đánh giá học sinh lớp 4 có gì?
Theo Điều 10 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh lớp 4 gồm Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp trong đó:
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.
- Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.
216