Soạn văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ, chi tiết nhất

  • 11,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 11
  • Tình trạng: Còn hàng

Để giúp các bạn học sinh học tốt chương trình Ngữ văn lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, BUTBI đã hệ thống loạt bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức tập thuộc Học kì I và Học kì II chi tiết và hay nhất. Loại bài soạn đầy đủ nội dung cần thiết được biên soạn bám sát nội dung các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Tham khảo ngay sau đây!

soan-van-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song

Tham khảo thêm:

  • Soạn văn 10 – Bộ sách Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 10 – Bộ sách Cánh diều

I – Mục lục các tác phẩm, chuyên đề Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức tập 1 và tập 2

SOẠN VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG TẬP 1

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ
♦ Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
♦ Tản Viên từ phán sự lục
♦ Chữ người tử tù
♦ Thực hành tiếng việt trang 28
♦ Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
♦ Củng cố mở rộng trang 37
♦ Thực hành đọc Tê – dê
BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA
♦ Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
♦ Thu hứng
♦ Mùa xuân chín
♦ Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
♦ Thực hành tiếng việt trang 58
♦ Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
♦ Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
♦ Củng cố mở rộng trang 70
♦ Thực hành đọc Cánh đồng
BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
♦ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
♦ Yêu và đồng cảm
♦ Chữ bầu lên nhà thơ
♦ Thực hành tiếng việt trang 86
♦ Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
♦ Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
♦ Củng cố mở rộng trang 94
♦ Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
BÀI 4: SỨC SỐNG CỦA SỬ THI
♦ Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
♦ Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời
♦ Thực hành tiếng việt trang 112
♦ Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
♦ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
♦ Củng cố mở rộng trang 121
♦ Thực hành đọc Ra-ma buộc tội
BÀI 5: TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN
♦ Xúy Vân giả dại
♦ Huyện đường
♦ Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
♦ Viết báo cáo nghiên cứu
♦ Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
♦ Củng cố mở rộng trang 151
♦ Thực hành đọc Hồn thiêng đưa đường
ÔN TẬP HỌC KỲ I
♦ Hệ thống hóa kiến thức đã học
♦ Luyện tập và vận dụng

SOẠN VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG TẬP 2

BÀI 6: NGUYỄN TRÃI “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”
♦ Tác giả Nguyễn Trãi
♦ Bình Ngô đại cáo
♦ Bảo kính cảnh giới
♦ Dục Thúy sơn
♦ Thực hành tiếng việt trang 26
♦ Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
♦ Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
♦ Củng cố mở rộng trang 33
♦ Thực hành đọc Ngôn chí bài 3
♦ Thực hành đọc Bạch Đằng hải khẩu
BÀI 7: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
♦ Người cầm quyền khôi phục uy quyền
♦ Dưới bóng hoàng lan
♦ Một chuyện đùa nho nhỏ
♦ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê
♦ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
♦ Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
♦ Củng cố mở rộng trang 68
♦ Thực hành đọc Con khướu sổ lồng
BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN
♦ Sự sống và cái chết
♦ Nghệ thuật truyền thống của người Việt
♦ Phục hồi tầng Ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
♦ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
♦ Viết một văn bản nội quy hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng
♦ Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
♦ Củng cố mở rộng trang 95
♦ Thực hành đọc Tính cách của cây
BÀI 9: HÀNH TRANG CUỘC SỐNG
♦ Về chính chúng ta
♦ Con đường không chọn
♦ Một đời như kẻ tìm đường
♦ Thực hành tiếng việt trang 111
♦ Viết bài luận về bản thân
♦ Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ
♦ Củng cố, mở rộng trang 120
♦ Thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi
ÔN TẬP HỌC KỲ II
♦ Hệ thống hóa kiến thức đã học
♦ Luyện tập và vận dụng

Trên đây là hướng dẫn soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức, cùng BUTBI tìm hiểu tổng quát về bộ sách này ở phần tiếp theo nhé!

Nhìn chung, bộ sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được trình bày một cách khoa học, nội dung phù hợp cùng với mục tiêu cần đạt của chương trình bộ môn, bám sát với thực tiễn đời sống, thiết thực; các mức độ yêu cầu về phẩm chất, năng lực rõ ràng, điều này không chỉ giúp cho giáo viên mà ngay cả học sinh cũng có thể tự đánh giá được mức độ của bản thân ngày sau khi kết thúc nội dung học.

soan-van-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-1
Sách Ngữ Văn 10 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1, tập 2

Sau đây là một số thông tin tổng quát về bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống:

1.Tác giả bộ sách

– Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng

– Chủ biên: Phan Huy Dũng

Cùng các tác giả: Trần Ngọc Hiếu, Đặng Lưu, Nguyễn Thị Diệu Linh, Hà Văn Minh, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Đỗ Hải Phong.

– NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.

2. Cấu trúc chung

Bộ sách Ngữ văn 10 có 9 bài học, gồm hai tập (Mục lục BUTBI đã liệt kê ở phần trên):

– Tập 1 gồm có 5 bài học: Giúp người học củng cố và bổ sung kiến thức và đặc điểm của một số thể loại văn bản quen thuộc như: thơ trữ tình; truyện;  văn bản nghị luận; kịch bản văn học chèo, tuồng,…đồng thời biết cách thực hành các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe.

– Tập 2 gồm có 4 bài học: Thể hiện những đòi hỏi mới của việc tiếp nhận và vận dụng các kiến thức về loại, thể loại văn bản (nhất là văn bản thông tin).

– Cuối sách có 4 bảng hỗ trợ để tra cứu các thuật ngữ, các yếu tố Hán Việt, các tên riêng nước ngoài xuất hiện ở trong những bài học của mỗi tập.

3. Cấu trúc từng bài học

Mỗi bài học trong SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức có cấu trúc như sau:

Nhan đề bài học trong Ngữ văn 10 không đặt theo tên từng loại văn bản hoặc theo nội dung cụ thể của các cụm văn bản, mà thay vào đó, chúng tập trung vào một số vấn đề và yếu tố quan trọng của các loại và thể loại văn bản. Trọng tâm của mỗi bài học là các văn bản thuộc cùng một loại hoặc thể loại văn bản nào đó, mà chúng đã được gợi mở từ tiêu đề của bài học. Những văn bản này thường có mối liên hệ về nội dung và không nhất thiết phải thuộc cùng một thời kỳ hoặc nền văn học.

Yêu cầu cần đạt: Cho biết mục tiêu nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của bài học, quy định rõ điều cần phải đạt được với các hoạt động gồm đọc, viết, nói và nghe.

Tri thức ngữ văn: Trình bày khái quát về các đơn vị kiến thức mang tính chất công cụ, giúp người học có thể đọc hiệu quả những văn bản chính của bài học và thực hiện các hoạt động gồm viết, nói và nghe một cách thuận lợi.

Gợi dẫn trước văn bản đọc: Gồm một số câu hỏi và gợi ý, đòi hỏi học sinh huy động những kiến thức và trải nghiệm liên quan tới nội dung văn bản, nhằm thực hành đọc hiểu với một tâm thế tích cực, chủ động.

Thẻ trong văn bản đọc: Thường có hình thức của câu hỏi hoặc đơn thuần chỉ là lời nhắc về chiến lược đọc mà bạn cần phải vận dụng khi đọc từng phần của văn bản.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đưa tới những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm giúp bạn có thêm căn cứ để đánh giá văn bản vừa đọc theo một cách toàn diện.

Trả lời câu hỏi: Bao gồm hệ thống các câu hỏi theo nhiều cấp độ nhận thức, hướng dẫn người đọc tìm hiểu văn bản đúng với trọng tâm và theo hướng yêu cầu cần đạt được của bài học.

Kết nối đọc – viết: Nêu yêu cầu viết ngắn, tạo cho học sinh thói quen ghi nhanh ấn tượng, cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về văn bản vừa đọc.

Thực hành Tiếng Việt: Lưu ý học sinh về các hiện tượng ngôn ngữ trong văn bản đọc cần được tìm hiểu sâu, giúp cho người học củng cố hoặc làm giàu thêm kiến thức về vốn Tiếng Việt để đọc, viết, nói và nghe một cách tích cực và hiệu quả.

Viết: Nêu kiểu bài, yêu cầu chung của kiểu bài và các hướng dẫn cụ thể về quy trình viết.

Nói và nghe: Cho biết nội dung cụ thể của các hoạt động (chuẩn bị nói và nghe, thực hành nói và nghe, trao đổi)

Củng cố, mở rộng: Là phần đặt ở cuối bài học giúp người học ôn lại những điều đã được học và rèn luyện, đòi hỏi học sinh mở rộng vốn đọc và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc thực hành viết, nói và nghe theo một số đề tài mới.

Thực hành đọc: Đưa ra một văn bản cùng với loại hay thể loại với các văn bản đọc chính và một số gợi ý, yêu cầu người học tự đọc theo hướng dẫn, trên cơ sở vận dụng những kiến thức và kĩ năng đọc đã được hình thành ở trước đó.

Trên đây là phần Soạn văn 10 Kết nối tri thức chi tiết nhất đã được BUTBI biên soạn, tổng hợp bám sát với nội dung các câu hỏi trong SGK chương trình Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 và 2. Bên cạnh việc tham khảo hướng dẫn soạn bài, các bạn học sinh nên chú ý lắng nghe bài giảng của giáo viên trên lớp để hiểu bài, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt bộ môn ngữ văn nhé!