Top 76 đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngắn gọn, Hay nhất

  • 9,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 9
  • Tình trạng: Còn hàng

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát lớp 6

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.

1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Ngắn nhất (12 mẫu)

Để nhắn nhủ tới con cháu về những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người, ông cha ta thường nói rằng:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người”

Câu ca dao được viết theo thể lục bát với cách gieo vần, ngắt nhịp duyên dáng, tạo nên giai điệu dễ đọc, dễ nghe và dễ nhớ. Tác giả dân gian khéo léo vận dụng hình ảnh so sánh “hơn” để làm bật lên sự quan trọng, giá trị của tính cách, phẩm chất con người khi đặt lên cán cân với vẻ đẹp ngoại hình. Theo đó, ông cha ta khẳng định rằng các phẩm chất đạo đức, tính cách bên trong con người là quan trọng nhất, còn các yếu tố vẻ đẹp bên ngoài chỉ là phù phiếm mà thôi. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngoại hình cũng là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Khi xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, tươm tất tức là chúng ta đang thể hiện sự tôn trọng đối phương. Do đó, chúng ta cần cân đối rèn luyện và bồi dưỡng cả ngoại hình lẫn phẩm chất, để hoàn thiện bản thân hơn.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát lớp 6 Hay nhất

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Mẫu 1

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơ một hạt, đắng cay muôn phần!

Bài ca dao trên có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Một phần công lao làm nên sự lan tỏa mạnh mẽ ấy, không ai khác ngoài thể thơ lục bát mà tác giả dân gian chọn mặt gửi vàng để sáng tác. Với lợi thế vần điệu nhịp nhàng, những câu thơ tạo nên âm hưởng dễ nghe, dễ nhớ, dễ đọc, từ đó dễ dàng lan tỏa tới mọi người. Ở hai câu thơ đầu, tác giả giới thiệu thời gian buổi ban trưa, với chi tiết “mồ hôi thánh thót” để ẩn dụ cho việc lao động vất vả dưới thời tiết nắng nóng gay gắt. Từ “thánh thót” vốn chỉ âm thanh, nay dùng để miêu tả những giọt mồ hôi rơi xuống của người nông dân trên cánh đồng. Điều đó cho thấy họ đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, khiến giọt mồ hôi rơi xuống liên tiếp tạo nên âm thanh thánh thót, tựa cơn mưa đang đổ xuống cánh đồng. Cách so sánh mồ hôi rơi với giọt mưa đã được kết hợp với biện pháp tu từ nói quá rất quen thuộc trong lời ăn tiếng nói của bà con. Vừa góp phần khắc họa sự vất vả của người nông dân, vừa tạo sự gần gũi với người đọc. Từ đó, bước sang hai câu thơ cuối, tác giả dân gian nhắc nhở người đọc phải biết trân trọng những hạt gạo - thành phẩm lao động vất vả của người nông dân. Nếu hiểu được những nhọc nhằn của bà con ở hai câu thơ đầu, thì thông điệp quý trọng lương thực ở hai câu thơ sau sẽ thật dễ hiểu, gần gũi và không mang tính giáo điều. Chính vì sự tinh tế, khéo léo ấy, mà bài ca dao đã đi vào trong lòng người đọc, sống mãi với thời gian.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Mẫu 2

Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

“Trâu ơi ta bảo trâu này” là bài ca dao mà em yêu thích nhất. Với thể thơ lục bát mang vần điệu nhịp nhàng, bài thơ là lời tâm sự của người nông dân với người bạn cơ nghiệp của mình là con trâu. Người nông dân đối xử với con trâu bằng tình yêu thương, quý mến như người thân của mình. Anh tâm tình thủ thỉ với trâu, gọi trâu đi cày với mình. Anh không quên nhắn nhủ về những ngày tháng tương lai tốt đẹp phía trước khi trâu làm việc chăm chỉ. Vừa hứa hẹn rằng, khi mình có lúa để ăn thì trâu cũng sẽ có cỏ ngoài đồng. Chi tiết đó cho thấy mối quan hệ gắn kết, yêu thương nhau giữa người và trâu. Từ đó, bài ca dao khẳng định sự chăm chỉ lao động, tốt bụng và yêu thương con vật của người nông dân xưa. Hình ảnh người nông dân Việt Nam xưa đã đi vào thơ ca như thế đó.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Mẫu 3

Lúc còn bé, em thường được bà dạy cho các bài học ý nghĩa qua các bài ca dao. Trong đó em nhớ nhất là bài ca dao”

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát với vần điệu nhịp nhàng, đã giúp em nhớ ngay từ những lần đọc đầu tiên. Công cha và nghĩa mẹ vốn là điều chỉ có thể cảm nhận chứ không thể sờ hay nắm được. Vì vậy, để cụ thể hóa những điều đó, tác giả dân gian đã so sánh với hai sự vật hữu hình quen thuộc là núi Thái Sơn và nước trong nguồn. Hai sự vật ấy đều vô cùng to lớn, đồ sộ và bất tận, chẳng gì sánh được. Từ đó, ẩn dụ cho công ơn trời bể của mẹ cha dành cho con cái. Hiểu được điều đó, người con cần phải biết báo đáp công ơn cha mẹ. Lời thơ không nhắc cụ thể về điều người con cần làm, bởi chính chúng ta sẽ tự hiểu được bản thân mình cần phải làm những gì. Chỉ cần làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc và tự hào về chúng ta thì đó chính là tròn đạo hiếu. Bài học đó thấm nhuần vào tư tưởng của em từ khi còn rất bé. Và lúc nào em cũng tự nhủ mình phải học tập, rèn luyện chăm chỉ để xứng đáng với công lao của mẹ cha.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát Mẫu 4

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bài thơ trên được viết với thể thơ lục bát với mô tip Ai ơi quen thuộc, đã nhanh chóng đi vào tiềm thức của người nghe. Bài thơ bắt đầu bằng cụm từ Ai ơi, đã tạo nên một hiệu ứng, lôi kéo sự tập trung lắng nghe của người khác về nội dung tiếp đó của bài thơ. Tuy không có từ như, nhưng câu thơ thứ hai đã tự chia thành hai vế tương xứng, đặt lên bàn cân với vị thế tương đương nhau. Mỗi hạt cơm dẻo thơm, ngọt bùi, lại ứng với những giọt đắng cay vất vả của người nông dân. Để làm nên lúa gạo, họ phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vất vả quanh năm suốt tháng. Chính vì thế, chúng ta phải biết quý trọng, nâng niu lúa gạo, không được phung phí. Bài học ý nghĩa ấy chính là nội dung chính mà tác giả dân gian muốn truyền tải qua bài ca dao Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát Mẫu 5

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Mẫu 6

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Mẫu 7

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.

3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nhận về bài thơ Việt Nam quê hương ta

4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Hoa Bìm (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nhận về bài thơ Hoa Bìm lớp 6

5. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Về thăm mẹ (4 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nhận về bài thơ Về thăm mẹ lớp 6

6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát À ơi tay mẹ (4 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nhận về bài thơ À ơi tay mẹ lớp 6

7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Công cha như núi Thái Sơn (6 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nghĩ về bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn lớp 6

8. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát về cha mẹ (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nghĩ về bài ca dao viết về cha mẹ lớp 6

9. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Chăn trâu đốt lửa (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nghĩ về bài thơ Chăn trâu đốt lửa (Đồng Đức Bốn)

10. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen (6 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nghĩ về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 6

11. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Công cha nghĩa mẹ (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Cảm nghĩ về bài ca dao Công cha nghĩa mẹ lớp 6

12. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà (4 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu tại đây: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Gió đưa cành trúc la đà lớp 6

13. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình (3 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu hay tại đây: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình

14. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát (5 mẫu)

>> Xem các đoạn văn mẫu hay tại đây: Tuyển tập các đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Hay Chọn Lọc