Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành (Miễn phí)

  • 8,000
  • Tác giả: admin
  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 8
  • Tình trạng: Còn hàng

Câu hỏi:

03/03/2020 44,923

A. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

Đáp án chính xác

B. hai axit amin cùng loại hay khác loại 

C. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

D. hai axit amin kế nhau.

Chọn đáp án A

Ở quá trình dịch mã:

+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyể đến bộ ba mở đầu (AUG).

+ aa mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX – khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

Giai đoạn Kéo dài chuỗi polipeptit

+ aa1 – tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

→ Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:

Nhà sách VIETJACK:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:

A. kết thúc bằng Met.

B. bắt đầu bằng axit amin Met. 

C. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

D. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.

Câu 2:

Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng mã hoá.

B. Vùng vận hành.

C. Vùng khởi động.

D. Vùng kết thúc.

Câu 3:

Khi nói về cấu trúc không gian của phân tử ADN, điều nào sau đây không đúng?

A. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4Å gồm 10 cặp nulêôtit. 

B. hai mạch của ADN xếp song song và ngược chiều nhau. 

C. các cặp bazơ nitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

D. có cấu trúc hai mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn 20Å.

Câu 4:

Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này:

A. Có 300 chu kì xoắn

B. Có 750 xitôzin (X)

C. Có 600 ađênin (A)

D. dài 4080 Å

Câu 5:

Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là:

A. ADN giraza

B. ADN ligaza

C. hêlicaza

D. ADN pôlimeraza

Câu 6:

Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi hình thái của NST.

1. đột biến gen.

2. mất đoạn NST.

3. lặp đoạn NST.

4. Đảo đoạn ngoài tâm động.

5. Chuyển đoạn không tương hỗ.

Phương án đúng:

A. 2, 3, 4

B. 1, 2, 3, 5

C. 2, 3, 5

D. 2, 3, 4, 5

ĐỀ THI LIÊN QUAN